Quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp phần 2

Nhận hàng từ tàu chở hàng

Để nhận hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩu phải làm các công việc sau:

- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng

- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá từng quý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận.

- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng ( vận đơn, lệnh giao hàng…) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.

- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản ( nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận

- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu.

- Thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá.

- Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị đặt hàng.

Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra. Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản giám định. Cơ quan giao thông kiểm tra niêm phong, kẹơ trì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập dự thư, dự kháng nếu nghi ngờ hoặc thực sự hàng hoá có tổn thất, thiếu hụt hoặc không theo hợp đồng

Làm thủ tục thanh toán.

Trong ngoại thương hợp đồng quy định phương thức thanh toán nào thì người mua( người nhập khẩu) phải tiến hành theo phương thức đó. Các phương thức thanh toán trong ngoại thương bao gồm:

Phương thức thư tín dụng

Người nhập khẩu phải tiến hành mở thư tín dụng trên cơ sở hợp đồng đã ký. L/C xuất phát từ hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Nghiệp vụ thực hịên L/C như sau:

Người nhập khẩu chuẩn bị bộ hồ sơ xin mở L/C bao gồm:

- Hợp đồng ngoại thương

- Đơn xin mở L/C ( theo mẫu)

- Tiền bảo lãnh thực hiện. Nếu có sẵn ở tài khoản thì phải có uỷ nhiệm chi sang tài khoản phong toả để ngân hàng nắm giữ.

- Đơn xin mua ngoại tệ nếu đơn vị không có ngoại tệ

- Hợp đồng tín dụng nếu đơn vị vay vốn từ ngân hàng

Đơn mở L/C bao gồm các nội dung sau:

- Nêu rõ người hưởng lợi

- Thời gian

- Số lượng

- Các điều khoản chấp nhận chiết khấu

- Các điều kiện thanh toán phí

- Các thông lệ quốc tế điều chỉnh L/C và những cam kết của đơn vị mở L/C đối với ngân hàng

- Các cam kết về thanh toán cước phí, cam kết về hiệu lực

- Điều kiện để thanh toán

Thanh toán bằng chuyển tiền: bằng Telex, swift, thư, séc. Thanh toán bằng chuyển tiền thì người chuyển tiền cần nộp các hồ sơ sau:

- Hợp đồng ngoại thương

- Lệnh chuyển tiền

- Đơn xin mua ngoại tệ ( nếu có)

- Hợp đồng tín dụng ( nếu có)

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu D/A, D/P

Đối phương thức nhờ thu bằng chứng từ D/A, D/P thì người nhập khẩu phải bổ xung vào trong hợp đồng, trong điều khoản thanh toán: tên, địa chỉ, điện thoại của ngân hàng đứng ra nhờ thu.

Đối với phương thức này, người nhập khẩu chỉ cần thông báo đối với ngân hàng nhờ thu về việc thanh toán thông qua ngân hàng để ngân hàng có kế hoạch.

Hồ sơ gửi ngân hàng bao gồm: Hợp đồng ngoại thương, công văn đề nghị ngân hàng ( nếu có)

Thanh toán bằng tiền mặt

Hai bên sẽ phải lập giấy biên nhận thu chi theo quy định của từng quốc gia. Nếu thanh toán trước nhận hàng sau thì hai bên sẽ thanh toán luôn ở giai đoạn này. Nếu thanh toán sau khi giao hàng thì nghiệp vụ này sẽ thực hiện ở bước thanh toán quốc tế.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có)

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện ra hàng có sai sót về mặt số lượng hoặc bất cứ tình trạng không bình thường phải mời ngay các cơ quan hữu quan như chủ tàu, nhân viên cảng biển, cán bộ giám định( nếu có) trực tiếp làm các biên bản hàng đổ vỡ, hàng kém chất lượng để làm chứng từ khiếu kiện sau này.

Bộ chứng từ khiếu kiện bao gồm:

- Đơn khiếu kiện, khiếu nại

- Hợp đồng ngoại thương

- Biên bản sai phạm

- Các chứng từ liên quan hoặc mẫu hàng kém chất lượng.

Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế theo quy định trong hợp đồng.

Khái niệm thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một loạt các hoạt động của doanh nghiệp để tiến hành nhập khẩu hàng hoá vào một quốc gia theo những quy định và thủ tục của quốc gia bao gồm việc xin giấy phép nhập khẩu, tiến hành làm thủ tục thanh toán, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá, giám định và kiểm tra chất lượng.

Tags:

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

INCOTERMS 2010
10/05/2016